Transistor khi hoạt động có thể hư hỏng do nhiều nguyên nhân, như hỏng do nhiệt độ, độ ẩm, do điện áp nguồn tăng cao hoặc do chất lượng của bản thân Transistor, hoặc đôi khi chúng ta mua transistor mới về cũng nên kiểm tra lại một vài caon trước khi lắp lên mạch; Để kiểm tra Transistor chúng ta sẽ căn cứ vào cấu tạo các lớp bán dẫn tạo thành transistor như đã nói trong bài Transistor hoạt động thế nào?
Nhìn vào hình vẽ cấu tạo ta thấy mỗi transistor như là 2 diode ghép lại, vậy ta áp dụng cách kiểm tra diode vào kiểm transistor, nếu dùng đồng hồ vạn năng kỹ thuật số ta đưa về thang đo diode, nếu dùng đồng hồ kiem ta đưa về thang đo X10K cụ thể như sau:
Cấu tạo transitor
• Kiểm tra Transistor ngược NPN tương tự kiểm tra hai Diode đấu chung cực Anôt, điểm chung là cực B, nếu đo từ B sang C và B sang E ( que đen vào B ) thì tương đương như đo hai diode thuận chiều => kim lên , tất cả các trường hợp đo khác kim không lên.
• Kiểm tra Transistor thuận PNP tương tự kiểm tra hai Diode đấu chung cực Katôt, điểm chung là cực B của Transistor, nếu đo từ B sang C và B sang E ( que đỏ vào B ) thì tương đương như đo hai diode thuận chiều => kim lên , tất cả các trường hợp đo khác kim không lên.
• Trái với các điều trên là Transistor bị hỏng.
Transistor có thể bị hỏng ở các trường hợp.
• Đo thuận chiều từ B sang E hoặc từ B sang C => kim không lên là transistor đứt BE hoặc đứt BC
• Đo từ B sang E hoặc từ B sang C kim lên cả hai chiều là chập hay dò BE hoặc BC.
• Đo giữa C và E kim lên là bị chập CE.
• Các hình ảnh minh hoạ khi đo kiểm tra Transistor.
Minh hoạ phép đo trên:
Trước hết nhìn vào ký hiệu ta biết được Transistor trên là bóng ngược, và các chân của Transistor lần lượt là ECB ( dựa vào tên Transistor ). < xem lại phần xác định chân Transistor >
• Bước 1 : Chuẩn bị đo để đồng hồ ở thang x1Ω
• Bước 2 và bước 3 : Đo thuận chiều BE và BC => kim lên .
• Bước 4 và bước 5 : Đo ngược chiều BE và BC => kim không lên.
• Bước 6 : Đo giữa C và E kim không lên
• => Bóng tốt.
• Bước 1 : Chuẩn bị .
• Bước 2 : Đo thuận giữa B và E kim lên = 0 Ω
• Bước 3: Đo ngược giữa B và E kim lên = 0 Ω
• => Bóng chập BE
• Bước 1 : Chuẩn bị .
• Bước 2 và 3 : Đo cả hai chiều giữa B và E kim không lên.
• => Bóng đứt BE
• Bước 1 : Chuẩn bị .
• Bước 2 và 4 : Đo cả hai chiều giữa C và E kim lên = 0 Ω
• => Bóng chập CE
• Trường hợp đo giữa C và E kim lên một chút là bị dò CE.
unsenda 02/01/2024